Tips xây dựng CV (Resume). Nên và Không nên làm gì?

MỘT SỐ LỖI LÀM CV CỦA BẠN BỊ TỪ CHỐI NGAY VÒNG GỞI XE (PHẦN NÀY ĐÁNG LẼ Ở CUỐI NHƯNG MÌNH MUỐN CHO BẠN THẤY ĐƯỢC NHỮNG LỖI SAI KHI VIẾT CV TRƯỚC, PHẦN SAU SẼ GIÚP BẠN CHUẨN HÓA LẠI CV)

  • Không trung thực, Nói dối về năng lực bản thân

CV bạn khi ứng tuyển vào cty sẽ được reivew rất kỹ cho đến lúc bạn được gọi lên phỏng vấn, bộ phận HR đã có nhiều năm trong công việc tuyển dụng, tiếp xúc với rất nhiều ứng viên. vì thế, họ đủ kinh nghiệm để có thể nhận ra được lời nói dối về năng lực thực sự của bạn.

Nếu bạn có thể “trót lọt” vượt qua vòng gửi CV nhưng bạn sẽ không thể nào “qua mắt” được nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.

  • CV quá nhiều trang, viết dày vòng, lung tung, không tập trung vào kinh nghiệm bản thân

Nhà tuyển dụng sẽ không rảnh ngồi đọc cái CV dày 4-5 trang của bạn, CV chỉ cần ngắn gọn trong vòng 1 đến 2 trang là đủ. Tập trung vào kinh nghiệm làm việc của bạn. (Phần sau sẽ nói rõ)

  • Sử dụng đồ thị % để mô tả kỹ năng

Cái này thường thấy nhất trong CV của mấy bạn sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc nhiều.

Biểu đồ kỹ năng trông có vẻ hấp dẫn; nhưng chúng thường không được đánh giá cao và nó không mang ý nghĩa gì hết, Vì những thông tin như thành thạo HTML 75%, Java 90%, CSS 100% …. không thể được chứng thực và cũng rất khó để đánh giá tính đúng đắng.

  • Sai thông tin liên hệ

Cái này nghe có vẽ vô lý nhưng đã xảy ra, việc ghi sai thông tin liên hệ làm HR không thể liên hệ lại với bạn (thường xảy ra khi bạn được một bạn khác refer vào cty của họ)

Trước hết để tìm hiểu những điều nên và không nên khi viết CV cũng như các tips viết CV thì chúng ta nên biết thế nào là Resume và CV

1. Resume & CV

  • Resume (viết chính xác là résumé), là một bản lý lịch nghề nghiệp vắn tắt, thường chỉ dày tối đa 2 trang (nếu có thể gói gọn trong 1 trang thì càng tốt)
  • CV (Curriculum Vitae)là một bản lý lịch nghề nghiệp ở dạng đầy đủ, có thể dày hơn 2 trang. Nếu như resume nhấn mạnh vào sự cô đọng và mức độ liên quan đến vị trí cần tuyển dụng, thì CV tập trung vào sự đầy đủ, chi tiết về quá trình học tập và làm việc.

=> Những công việc hấp dẫn luôn thu hút được hồ sơ của rất nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ không bao giờ có đủ thời gian để đọc hết 1 cái CV dày 4, 5 trang. Vì vậy hãy viết CV theo cách ngắn gọn nhất có thể.

2. Nên

 Bằng cấp và thành tích học tập

 Đối với sinh viên mới ra trường hoặc người đi làm chưa lâu, kết quả học tập có vai trò khá quan trọng. Về mặt bằng cấp, với sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hầu như không có sự khác biệt. Tuy nhiên nếu kết quả học tập tốt thì có thể đưa vào, ví dụ như tốt nghiệp loại giỏi hay xuất sắc.

 Ngoài kết quả học tập ở trường, có một số thành tích ở những cuộc thi có liên quan đến chuyên môn cũng có ích cho hồ sơ của bạn, ví dụ như: ACM-ICPC, Olympic Tin học, Google code Jam, Facebook hackercup …

 Kỹ năng

Kỹ năng bao gồm cả khả năng làm việc với một số công nghệ / ngôn ngữ lập trình cụ thể, hoặc cả những việc không liên quan đến kỹ thuật như khả năng giao tiếp, quản lý nhóm, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, …

=> Nên giành 1 phần nhỏ trong CV để tóm tắt những kỹ năng mình có

 Kinh nghiệm, kinh nghiệm và kinh nghiệm

Kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất đối với nhà tuyển dụng. Một ứng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ luôn tìm được nhiều cơ hội và luôn được săn đón trên thị trường.

Có một công thức trong việc diễn đạt kinh nghiệm chuyên môn có thể làm cho CV dễ đọc hơn và giúp người tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy những điểm mạnh và tiềm năng của bạn, đó là tập trung vào vị trí, hành động, cách thức và kết quả

  • Vị trí: Liệt kê vị trí và công ty đã làm, Ví dụ như Software Engineering Intern, Software Engineering, Senior Software Engineering, … ở cty A, B, C, … Và nếu bạn có trách nhiệm quản lý thì có thể đưa thêm vào vai trò của team lead hoặc Software Engineering Manager…
  • Hành động: Liệt kê những gì đã làm ở vị trí đó. Cần tập trung liệt kê các hành động có ý nghĩa về mặt chuyên môn, ví dụ như: xây dựng một ứng dụng A, thiết kế một hệ thống B, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của mãng X, hướng dẫn bạn C
  • Cách thức: Đối với mỗi hành động liệt kê ở trên bạn cần cho biết bạn đã làm việc đó như thế nào ví dụ như sử dụng công nghệ gì, bạn triển khai nó như nào, …
  • Kết quả: Ghi rõ kết quả của những hành động đã thực hiện, ví dụ như nếu xây dựng một ứng dụng thì ứng dụng, hệ thống đó đã làm được gì có ích về mặt kỹ thuật…

3. Không nên

Thông tin cá nhân không liên quan

Những thông tin như hình cá nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chổ ở, giới tính, tình trạng hôn nhân, quê quán, quốc tịch, sở thích… Những thông tin này ngoài chuyện không liên quan đến yêu cầu công việc của một kỹ sư phần mềm, còn có những rũi ro trong việc tạo ra sự thiên vị ngoài ý muốn. Sự thiên vị này có thể có lợi, cũng có thể có hại. Nếu bạn không chắc có lợi cho mình thì không nên đưa vào.

Kinh nghiệm không liên quan

Bạn không nhất thiết phải liệt kê tất cả những gì bạn làm trong CV. Những công việc không liên quan như: đi dạy thêm, đi phụ việc trong nhà hàng quán cafe, … nhìn chung không phải là nội dung liên quan đến kỹ sư phần mềm

Ngoài ra cả những dự án nhỏ mà bạn chỉ tham gia trong thời gian ngắn hoặc bạn không có vai trò gì đặt biệt thì cũng không nên mang vào CV. Những thông tin đó sẽ trở thành thông tin gây nhiễu khiến người đọc khó khăn đánh giá về con đường sự nghiệp của bạn.

Những công việc đã làm và kết thúc ở một thời điểm quá lâu trong quá khứ cũng không nhất thiết phải đưa vào CV.

Chứng chỉ bằng cấp không liên quan

Mỗi ngành nghề riêng sẽ có những thông lệ khác nhau liên quan đến chứng chỉ và bằng cấp. Hiện nay đối với ngành kỹ sư phần mềm nói chung, việc tốt nghiệp từ một trường tốt là một lợi thế. Tuy nhiên nó chỉ giúp ích tại thời điểm gần tốt nghiệp hoặc tốt nghiệp chưa lâu

Đối với người có kinh nghiệm lâu năm bằng cấp và chứng chỉ chỉ là thứ yếu. Những gì đã làm được ở những vị trí, công việc trước đó mới là chủ yếu.

4. Một số tips xây dựng CV

Sử dụng template có sẳn

Google Doc hay TopCV có sẳn một tập hợp cái template cho CV, nó được cấu trúc chuẩn mực và chuyên nghiệp. Khi sử dụng template này chỉ cần điền thông tin của mình vào những chổ có sẳn mà không cần bận tâm về việc trình bày.

Xây dựng CV dần theo thời gian

Thay vì phải dành vài ngày để xây dựng một CV từ đầu đến cuối khi cần, thì bạn hãy xây dựng từ từ và lưu trữ nó lại trên google drive, dropbox hay đâu đó dễ tìm, Khi có một kinh nghiệm mới, bạn chỉ cần thêm nó vào và hầu như lúc nào bạn cũng có sẳn 1 cái CV sẳn sàng để gởi đi xin việc.

Xem CV của người khác

Sẽ rất khó để biết CV mình tốt hay không tốt nếu không có những CV khác để so sánh. Để giải quyết vấn đề này bạn có thể hỏi xin CV của những người khác làm việc trong cũng lĩnh vực. Một cách khác là tìm những người có cùng nghề nghiệp, vị trí,… trên LinkedIn và xem họ trình bài về bản thân như thế nào. Từ đó mình có thể học hoặc thậm chí sao chép cách thức người khác làm CV ấn tượng.

Ghi chép lại những việc mình làm ở công việc hiện tại

Nếu bạn không làm việc này, sau khoảng 1, 2 năm làm việc, đến lúc bạn phải cập nhật CV để đi xin việc mới, bạn sẽ rất khó để có thể nhớ hết những việc bạn đã làm cũng như kết quả của nó

Ghi chép tốt công việc đang làm ở cty hiện tại không chỉ giúp bạn cập nhật CV tốt ít thời gian mà còn giúp cho bạn chuẩn bị những câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc dễ dàng hơn. Ngay cả khi bạn không có ý định nhảy việc, việc ghi chép này cũng giúp bạn dễ dàng trình bày những thành tích của mình đối với cấp trên và những người xung quanh

Bài viết này được trích ra 1 số phần trong tạp chí DIJKSTRA tập 2 – Grokking VIETNAM

Nguồn: J2Team Community

Exit mobile version